Vi-Mart Vi-Mart

Liên kết chuỗi giá trị nội địa: “Cú hích” từ các DN dẫn đầu

Trong khi các DN Việt đang trầy trật tìm một chỗ đứng trong chuỗi cung cứng toàn cầu thì ở thị trường nội địa, sân chơi vẫn bỏ ngõ nhiều lãnh địa và nhường chỗ cho các tập đoàn, nhà đầu tư nước ngoài.

Phá vỡ thực trạng này, xây chuỗi liên kết ngay trên thị trường nội địa, cung ứng sản xuất – tiêu thụ giữa các DN nội địa, là điều mà một số rất hiếm những DN Việt dẫn đầu đang nỗ lực thực thi.

p/Trong bối cảnh hiện nay, để phát triển rất cần việc liên kết, dựa vào sự dẫn dắt của những DN mạnh, dẫn đầu. Ảnh: Vingroup đã từng ký hợp đồng liên kết trong chương trình Liên kết với 1.000 hợp tác xã và hộ sản xuấtTrong bối cảnh hiện nay, để phát triển rất cần việc liên kết, dựa vào sự dẫn dắt của những DN mạnh, dẫn đầu. Ảnh: Vingroup đã từng ký hợp đồng liên kết trong chương trình “Liên kết với 1.000 hợp tác xã và hộ sản xuất”

Cú “hậu thuẫn” cho 1 thương hiệu Việt

Năm 2011, CTCP Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành (TTF-HoSE) xác định “trở về nội địa” – khi thế giới suy thoái kinh tế và nhập khẩu gỗ giảm mạnh. Năm 2012, họ có 35% doanh thu đến từ nội địa. Tại ĐHCĐ 2016, khi chưa bộc lộ các vấn đề bất thường về quản trị và minh bạch từ những nhà sáng lập xảy ra, TTF vẫn xác định họ sẽ có khoảng 30% doanh thu trong năm đến từ lợi thế / lợi ích mà cổ đông lớn nhất Tân Liên Phát mang lại, khi cung cấp các sản phẩm gỗ và trang trí nội thất cho các dự án của Vingroup.

Có nghĩa, sau nhiều năm phát triển ở nước ngoài, loay hoay với các siêu thị, cửa hàng đồ gỗ nội thất nhằm khai thác thị trường nước, TTF đã định vị rõ hơn rằng: Cung cấp gỗ cho các dự án nội địa.

Điều mà TTF nhận ra, trong khủng hoảng vi mô, hiện vẫn được đại diện cổ đông lớn nhất U&I, cũng là nhà điều hành mới của Gỗ Trường Thành, tiếp tục theo đuổi. Doanh nhân Mai Hữu Tín và TTF đã đạt được một “bảo lãnh” lớn cho đầu ra: Ký thỏa thuận nguyên tắc cung cấp hàng hóa trị giá 16.000 tỷ đồng trong vòng 5 năm từ một trong những Tập đoàn lớn nhất nước, Vingroup.

  Điều quan trọng, cái gốc của việc để tạo chuỗi liên kết DN nội lại xuất phát từ các nhà cung ứng sản phẩm nhỏ của VN, chứ không phải là các DN mạnh, dẫn đầu.

Tính một cách đơn giản, theo hợp đồng này, nếu đi vào triển khai, mỗi năm, TTF sẽ có được 3.200 tỷ đồng doanh thu từ việc sản xuất, cung cấp gỗ và các các sản phẩm gỗ cho các dự án. Đồng nghĩa, các chi phí “làm” thị trường xuất khẩu, chi phí logistic (kho, vận) hay chi phí tạo, vận kênh bán hàng, bán lẻ ở nội địa… đều được giảm xuống tối đa, giúp TTF có thể gia tăng biên lợi nhuận nhằm “cải thiện sức khỏe”

Tạo chuỗi cùng phát triển

Đây không phải lần đầu Vingroup mở cửa cho các DN nội địa thông qua những hợp đồng dành “đất sống” đến những nhà chế biến, sản xuất, cung cấp sản phẩm nói chung.

Trước Gỗ Trường Thành, trong lĩnh vực nông nghiệp, Vingroup đã từng ký hợp đồng liên kết trong chương trình “Liên kết với 1.000 hợp tác xã và hộ sản xuất” với mục tiêu tạo nguồn cung cấp bền vững các sản phẩm thực phẩm sạch tới tay người tiêu dùng, song song hỗ trợ bà con nông dân tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ tiên tiến nhằm thay đổi và tối ưu hóa sản xuất, tiến tới xây dựng được các thương hiệu nông sản Việt có tầm quốc tế. Trong lễ ký kết hợp tác đợt 1 cũng ở 2016, gần 250 doanh nghiệp Việt thuộc 7 ngành hàng tiêu dù cơ bản là thực phẩm, hóa mỹ phẩm, văn phòng phẩm, đồ chơi, hàng gia dụng, hàng thực phẩm tươi sống, thời trang, bông vải sợi đến từ 18 tỉnh/thành phố trên toàn quốc đã bắt tay với Vingroup trong chương trình để

“Đồng hành, hỗ trợ và thúc đẩy sản xuất nội địa”.

Những đợt ký kết này, theo đánh giá của giới chuyên môn, là cuộc chơi “win-win” đặc biệt cho cộng đồng DN nội địa. Trong đó, ông lớn có sẵn hệ thống và năng lực bao tiêu, tiêu thụ sản phẩm trực tiếp hoặc phân phối đến tay người tiêu dùng như Vingroup đóng vai trò dẫn dắt, hỗ trợ, giúp các DN nội có lợi thế “bảo lãnh” về đầu ra để yên tâm sản xuất, cung cấp sản phẩm chất lượng và xây dựng thương hiệu Việt.

Từ đó, giảm được sức cạnh tranh, chèn ép của DN ngoại ngay trên thị trường nội hay nguy cơ bị đẩy lùi, đánh bật ra khỏi sân nhà. Đó là “thế lực”liên kết khó bẻ dạng “bó đũa”, giúp nhiều DN trụ vững trước làn sóng lấn át của hàng hóa ngoại – làn sóng mà nền kinh tế Việt Nam không thể cưỡng lại hoặc bảo hộ đối kháng bất chấp các quy tắc hội nhập.

Tất nhiên, trong vai trò dẫn dắt, hậu thuẫn, Vingroup dần dần cũng có được những nhà cung ứng nội địa có giá trị thương hiệu và chất lượng bền vững mà không phải đi đâu xa. Trên cơ sở đó góp phần nâng tầm các thương hiệu quốc gia. Đây chính là mô hình liên kết hiện đại mà nhiều Tập đoàn lớn của Hàn Quốc, Nhật Bản đã và đang trung thành theo đuổi từ ngay trong quốc gia của họ, rồi tiếp tục tạo nên sức mạnh cộng đồng lớn ở bất kỳ lãnh thổ nào mà họ tới.

Đáng tiếc là hiện vẫn còn rất ít các DN Việt quy mô tập đoàn, có lợi thế dẫn đầu sẵn sàng “chìa tay” cùng hỗ trợ các DN nội địa. Bản thân các DN nội địa, các nhà cung ứng sản phẩm nhỏ VN, đôi khi cũng vì những lợi ích nhỏ, lẻ, sẵn sàng cạnh tranh bằng mọi phương thức kể cả chèn ép các “đồng hương” để đi “săn mồi” 1 mình, vươn lên theo kiểu “mạnh ai người nấy sống”. FTAs càng nhiều và những cánh cửa hội nhập thì càng rộng mở, chưa bàn tới ra khơi, chỉ nói trong cận hạn, một con thuyền bơi ngay trong cửa biển nội địa của mình liệu có bao nhiêu sức bám trụ và đi xa so với cả một đoàn thuyền?

Lê Mỹ

Nguồn dẫn:http://enternews.vn/lien-ket-chuoi-gia-tri-noi-dia-cu-hich-tu-cac-dn-dan-dau-111957.html